Tỷ lệ tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp?

Tránh thai khẩn cấp như đúng tên gọi của nó là phương pháp để ngừa thai trong những trường hợp “khẩn cấp”, chị em không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc uống giúp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn sau khi giao hợp mà không dùng các biện pháp bảo vệ.

Có 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp:

– Loại trong thành phần chỉ có một chất levonorgetrel: Levonorgetrel (một loại progestogen) ức chế sự rụng trứng, ức chế trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung.

– Loại trong thành phần có levonorgetrel + ethynilestradiol (một loại estrogen tổng hợp).

thuốc tránh thai khẩn cấp, các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, cơ chế tác dụng, tỷ lệ tránh thai, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, xử trí, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt

Cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp

– Thuốc có tác dụng ức chế hoặc trì hoãn rụng trứng.

– Ngăn cản sự di chuyển của tinh trùng, thụ tinh hoặc làm tổ của trứng.

– Ảnh hưởng giới hạn trên sự trưởng thành nội mạc tử cung.

– Làm khiếm khuyết pha hoàng thể, làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ảnh hưởng lên sự vận chuyển tinh trùng và trứng ở vòi trứng.

Tỷ lệ tránh thai của thuốc tránh thai khẩn cấp

– Hiệu quả của thuốc giảm dần nếu việc dùng thuốc cách xa thời điểm giao hợp: dùng thuốc trong vòng 24h, hiệu quả 95%; 24-48 giờ: 85%; 48-72 giờ: 58%. Vì thế nên dùng thuốc càng sớm càng tốt sau giao hợp.

– Việc thường xuyên dùng thuốc cũng làm hiệu năng của thuốc giảm xuống, tỷ lệ mang thai tăng lên; trường hợp tiếp tục quan hệ không an toàn sau khi sử dụng thuốc cũng làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp.

– Khi dùng đồng thời với các kháng sinh Ampicilin. Tetracycline, Chloramphenicol, neomycin, rifampicin, thuốc ngủ barbuturic thì hiệu quả ngừa thai bị giảm sút.

Những tác dụng phụ của thuốc và xử trí

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện nay thuốc tránh thai khẩn cấp được coi là một trong những biện pháp tránh thai an toàn. Tuy nhiên cũng giống như các loại thuốc khác, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng gây nên những tác dụng phụ không thể tránh khỏi sau:

– Buồn nôn: Hơn một nửa phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn mửa. Tác dụng phụ này không biến mất thì cần quan tâm đến chế độ ăn, kiêng những loại thức ăn khiến cơ thể dễ dị ứng gây khó chịu, buồn nôn.
thuốc tránh thai khẩn cấp, các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, cơ chế tác dụng, tỷ lệ tránh thai, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, xử trí, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt

– Ra máu bất thường: Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn đến chảy máu âm đạo nhẹ. Một số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai sẽ có hiện tượng ra máu, phần lớn là không có vấn đề gì đáng lo ngại.

– Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt: Việc uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, làm chu kỳ kinh có thể rút ngắn hoặc kéo dài hơn bình thường. Tuy nhiên thông thường kinh nguyệt sẽ lại đều đặn vào các chu kỳ sau. Lưu ý nếu kinh nguyệt trễ hơn một tuần thì nên kiểm tra bởi có thể chậm kinh là dấu hiệu mang thai.

– Đau tức ngực, nhức đầu: Phụ nữ có thể cảm thấy đau ngực, nhức đầu sau khi dùng thuốc. Đau ngực, nhức đầu có thể gây ra bởi những thay đổi đột ngột của hormone và có thể kéo dài cho đến khi người phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.

thuốc tránh thai khẩn cấp, các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, cơ chế tác dụng, tỷ lệ tránh thai, tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, xử trí, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt

Xử trí khi gặp các vấn đề về tác dụng phụ của thuốc

– Buồn nôn: Phụ nữ bị buồn nôn khi uống tránh thai khẩn cấp lần trước hoặc khi uống liều đầu của phác đồ 2 liều có thể uống thuốc chống nôn (50mg meclizine) từ 30 phút -1 giờ trước khi uống tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, không khuyến cáo dùng thường qui thuốc chống nôn.

– Ra máu âm đạo bất thường: Ra máu âm đạo bất thường do thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ tự ngưng mà không cần điều trị. Chu kỳ kinh kế tiếp có thể bắt đầu sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến.

– Nôn: nếu phụ nữ nôn trong vòng 2 giờ sau khi uống nên lặp lại liều khác. Nếu nôn liên tục có thể đặt thuốc âm đạo, chuyển sang Progestin hoặc đặt dụng cụ tử cung.

– Vô kinh: Nếu không có kinh trong vòng 21 ngày hoặc trễ hơn 7 ngày so với ngày kinh dự kiến nên thử thai.

– Có thai:Thuốc ngừa thai khẩn cấp khác không làm tăng nguy cơ dị tật hoặc sẩy thai.

Tránh thai khẩn cấp như đúng tên gọi của nó là phương pháp để ngừa thai trong những trường hợp “khẩn cấp”, chị em không nên xem phương pháp này như là phương pháp tránh thai lâu dài vì hiệu quả không cao và không bảo vệ được tránh thai ngay cả lần giao hợp tiếp theo. Thuốc nếu được sử dụng nhiều và liên tục có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thậm chí vô sinh.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *